Cách tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ trong Gia Đình Phật Tử
1.Dẫn nhập:
Trong Tổ chức Gia Đình Phật Tử, Văn nghệ là một trong những bộ môn hoạt động giáo dục nhằm truyền tải xiển dương đạo pháp , xây dựng con người không đi ngoài mục đích tôn chỉ, do vậy cho nên việc nắm kiến thức văn nghệ áp dụng vào môi trường GĐPT là rất quan trọng, đòi hỏi phải hợp với văn hóa Phật giáo nhưng vẫn uyển chuyển mềm mại của những đặc tính văn nghệ trong cuộc sống. Một buổi trình diễn văn nghệ chính là một sự kiện thể hiện hết những yêu cầu trên thì mới có ý nghĩa, hiệu quả và mang những nét đặc trưng riêng.
2. Triển khai:
* Điều trước tiên đòi hỏi phải hiểu cơ bản Văn nghệ là gì ? Có bao nhiều hình thức?…
a. Văn nghệ là gì ?
– Văn nghệ là Văn hóa Nghệ thuật, tức là những nét văn hóa đặc trưng của thế giới loài người hay một môi trường, tổ chức nào đó được truyền tải qua các hình thức Nghệ thuật được phân loại nhằm giới thiệu, khuếch trương hay giáo dục. Mà đã là văn hóa thì phạm trù rất bao la, đòi hỏi phải có sự am thông và nghiên cứu kỹ càng trước khi dùng các hình thức nghệ thuật để trình diễn, chứ không thể hời hợt được.
b. Các hình thức Văn nghệ :
– Cho đến hiện nay trên thế giới có 7 loại hình nghệ thuật (hay còn gọi là 7 loại hình Văn hóa Nghệ thuật) như :
- Nghệ thuật Sân khấu (Ca múa kịch, cải lương, xiếc…),
- Nghệ thuật thi thơ (Văn chương, báo chí…)
- Nghệ thuật hội họa – Điêu khắc (vẽ tranh, trang trí, chạm trổ, nặn hình…)
- Nghệ thuật Kiến trúc ( thiết kế xây dựng, giải pháp môi trường…)
- Nghệ thuật Nhiếp ảnh (chụp hình, phối ảnh…)
- Nghệ thuật Thời trang ( thiết kế may mặc trang phục…)
- Nghệ thuật thứ 7 là Điện Anh (Phim ảnh…)
3. Một buổi trình diễn Văn nghệ:
* Trong môi trường GĐPT, hình thức Văn nghệ sân khấu là thường được áp dụng nhất vì tính chất phổ biến rộng rãi và phong phú, cũng như có một sự tác động rất hiệu quả đến người thưởng thức của nó. Nhưng cho dù là áp dụng hình thức văn nghệ nào cũng đi theo 3 bước chính như sau :
a. Chuẩn bị:
- Xin phép (dợm ý)
- Lên chương trình (ý tưởng, nơi chốn, phân nhiệm, thời gian, dự trù kinh phí…)
- Trình bày ( thuyết phục )
- Tập dợt ( theo dõi, nhắc nhở, chỉnh sửa phù hợp tâm lý)
- Tổng dợt (Chạy chương trình , kiểm tra lần cuối…)
- Chuẩn bị trang trí, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ cụ thể (Xác định rõ ràng)
- An định chương trình lần cuối (bằng văn bản, thông báo )
b. Trình diễn:
- Phân nhiệm chương trình (rõ ràng, đúng người)
- Trình diễn (Trật tự , nhắc nhở, động viên tâm lý tránh gây áp lực…)
- Xử lý tình huống (uyển chuyển linh động…)
c. Đúc kết:
- Tán thán (động viên)
- Dọn dẹp, thanh toán (nhanh chóng, rộng rãi)
- Làm văn bản báo cáo (chi tiết, thực tế)
- Rút kinh nhiệm ( có cuộc họp nhằm đánh giá cho lần sau tốt hơn, khen thưởng …)
* Những điều chú ý:
– Người (nhóm người) chịu trách nhiệm tổ chức: Sáng tạo, nhiệt huyết, lắng nghe và tâm lý
– Người (nhóm người) thực hiện: lục hòa gắn kết, vui vẻ nhưng kỷ luật, tham gia hết mình
– Người (nhóm người) duyệt chương trình: Tin tưởng, theo dõi, động viên, tâm lý, xây dựng, tán thán.
– Chương trình: chọn hình thức văn nghệ phù hợp, không đi ngoài mục đích giáo dục, phong phú sáng tạo nhưng không lạm dụng thô thiển. Chương trình hay, có ý nghĩa khi và chỉ khi có sự sáng tạo, chuẩn bị kỹ càng và tất cả mọi người tập trung, gắn kết một cách tâm lý.
4. Kết luận :
Cho dù là ở bất cứ môi trường hay tổ chức giáo dục nào, nhất là trong GĐPT lấy giáo lý Phật đà làm phương châm giáo dục thì tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ rất quan trọng cho một thông điệp giáo dục qua hình thức văn nghệ. Đói hỏi người tổ chức phải có cái nhìn phong phú, xác đáng và cái tâm làm việc vô úy và đặc biệt phải hết sức tâm lý, hòng tác động đến tất cả các bộ phận gắn kết…tạo nên một buổi trình diễn văn nghệ hoàn mãn không chỉ trong con mắt và tâm niệm người xem mà còn là chính trong tinh thần của mọi người cùng chung tay thực hiện. Có vậy thì một buổi trình diễn văn nghệ mới thất sự ý nghĩa và hiệu quả.
HT. biên soạn
Nguyên Hùng